Monday 31 August 2015

Tiềm năng lớn hay hậu quả cho máy nén khí

Posted by   on

Xuất khẩu lao động cần sự ổn định

Báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, tính đến hết tháng 6, các DN xuất khẩu lao động (XKLĐ) đưa được hơn 56.000 người đi làm việc ở nước ngoài, bằng 102% so với cùng kỳ 2014 và đạt 59% so với kế hoạch năm.
Tuy nhiên, theo ông Tống Hải Nam- Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, mặc dù số người lao động đi làm việc ở nước ngoài có tín hiệu khả quan song công tác XKLĐ hiện vẫn tồn tại nhiều vấn đề.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản tại TMS
Xuất khẩu lao động Nhật Bản tại TMS
Theo ông Tống Hải Nam, qua công tác kiểm tra thực tế thời gian qua, có tình trạng DN tuyển chọn lao động quảng cáo vượt quá sự thật; tuyển lao động, đào tạo nhưng không tổ chức đưa đi mà chuyển nguồn lao động cho DN khác có hợp đồng tổ chức đưa đi… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức phí người lao động phải đóng cao hơn so với mức giá chung.
“Ngoài ra, có tình trạng giành giật đơn hàng của nhau với chi phí thấp nhằm tranh giành hợp đồng. Sự cạnh tranh thiếu lành mạnh này khiến thị trường XKLĐ càng nhốn nháo, bất ổn định”, ông Nam cho biết.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh- Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Cung ứng nhân lực quốc tế (thuộc Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật và Xuất khẩu – TECHSIMEX) cho biết, mặc dù hoạt động lâu năm tại hai thị trường Nhật Bản và Ả rập Xê út, nhưng TECHSIMEX vẫn gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh không lành mạnh trong tuyển dụng, có thời điểm Công ty phải mua nguồn lao động với giá cao của các DN khác do những DN cùng ngành đưa ra mức chi phí đi XKLĐ thấp hơn mức giá chung để “dụ” người lao động.
Thực tập sinh trúng tuyển trong ngày xuất cảnh
Thực tập sinh trúng tuyển trong ngày xuất cảnh
Bên cạnh đó ông Tống Hải Nam cũng thông tin, hiện nhiều DN, sau khi được cấp phép hoạt động XKLĐ liền ủy thác hết công việc cho các văn phòng đại diện, trung tâm đào tạo, địa điểm kinh doanh thực hiện công tác tuyển chọn, đào tạo, thu tiền, ký hợp đồng với người lao động Nhật Bản.
“Điều này dẫn đến tình trạng DN không kiểm soát được chất lượng, số lượng lao động đưa đi, đến khi có vụ việc xảy ra với lao động và được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải quyết thì DN lúng túng, có trường hợp còn đùn đẩy trách nhiệm”, ông Nam lo ngại.
Tuy nhiên vị Phó Cục trưởng này cũng thẳng thắn thừa nhận, ngoài những hạn chế về phía DN còn có nguyên nhân từ người lao động.
Ông Nam dẫn chứng, hiện có tình trạng người lao động khi đi XKLĐ đặt mục đích cá nhân lên quá cao. Ví dụ như đối với thị trường lao động mang lại thu nhập cao, người lao động sau khi hết hợp đồng phải về nước, nhưng cố tình trốn ở lại để lao động bất hợp pháp và điều này ảnh hưởng lớn đến hợp tác lao động hai bên giữa nước ta và nước đối tác và DN.
Còn đối với những thị trường mà người lao động được hỗ trợ tối đa, không mất các khoản phí thì khi sang đến nước sở tại, do không đạt được mục đích cá nhân, người lao động sẵn sàng viện đủ lý do để phá hợp đồng, yêu cầu DN phải đưa về nước, dẫn đến DN thiệt hại nặng nề về uy tín và tài chính để đền bù cho người sử dụng lao động.

Mạnh tay xử lý sai phạm

No comments:
Write comments

Hey, we've just launched a new custom color Blogger template. You'll like it - https://t.co/quGl87I2PZ
Join Our Newsletter